Banner top

Banner cột chính

Sống đẹp lòng Chúa

"Năm Âm lịch" (Lunar Year) không đồng nhất với "Lịch Tàu" (Chinese Year)

 ĐỪNG "LẬP LỜ ĐÁNH LẬN CON ĐEN" => CẦN TỎ TƯỜNG: "LUNAR YEAR" (NĂM ÂM LỊCH) KHÁC VỚI "CHINESE YEAR" (NĂM CỦA TÀU)! 


Phao-lô Từ Quang Khải, sau này vào năm 2011, được Tòa thánh Vatican tuyên “Tôi tớ Chúa”, trong tiến trình làm hồ sơ tuyên Thánh. 


1) Âm lịch ta (VN) KHÔNG đồng nhứt với Âm lịch Tàu (China);

2) Ngay tại Trung Hoa, theo dòng lịch sử ngàn năm, xin chú ý, nhiều lần san định Âm lịch là nhờ kết hợp với thành quả khoa học "ngoại nhập"! 

Thành thử "Chinese Calendar" KHÔNG còn hoàn toàn mang nghĩa do người Tàu san định, mà đây chỉ là "Calendar in China" tức bộ âm lịch được dùng-tại-nước-Tàu. Rứa đó!

&1&

DƯƠNG LỊCH là loại lịch dựa trên chu kỳ và vị trí của Trái Đất so với MẶT TRỜI. 

ÂM LỊCH là loại lịch dựa trên chu kỳ và vị trí của MẶT TRĂNG so với Trái Đất. 

* Dương lịch không phải chỉ có một thứ, mà tùy vào cách thức "đo đếm" chu kỳ Trái Đất so với Mặt Trời nên có những sai biệt: lịch Julius, lịch Gregorius, lịch Bahá'í, lịch Alexandria, lịch Malayalam, lịch Tamil.v.v... 

Ở Việt Nam, quen nói "Dương lịch" - nói cho rõ rành hơn là chúng ta đang dùng và chỉ dùng bộ Dương lịch Gregorius mà thôi. 

* Âm lịch cũng rứa, không phải chỉ có một thứ, có nhiều bộ âm lịch khác nhau tùy vào cách thức & trình độ "đo lường thiên văn" - như lịch Hồi giáo (lịch Hijri), lịch Hebrew (được dùng để xác định các ngày lễ trong Do Thái giáo), âm lịch ta (VN), âm lịch Tàu.v.v...

Ở VN, quen nói "Âm lịch" - kỳ thực không phải "âm lịch" chung chung, mà là "lịch ta" (Lunar Vietnamese calendar). 

Giáo tông Gregorius và Clavius, người san định bộ DƯƠNG LỊCH (hiện nay được dùng phổ biến toàn cầu).


&2&

Bởi "lịch ta" và "lịch Tàu" giống nhau nhiều nên không ít người tưởng làm một, tưởng "Chinese calendar" ráo trọi. Tuy nhiên, "Lunar calendar" mà người VN chúng ta đang dùng thì không hoàn toàn đồng nhứt 100% với "Chinese calendar" (lịch Tàu). 

Chẳng hạn, hồi Tết Đinh Hợi (2007), mồng 1 tết ở VN rơi vào ngày 17/2 trong khi ở Trung Hoa mồng 1 tết là ngày 18/2. Người Việt ăn tết TRƯỚC người Hoa 1 ngày. 

Trước đó nữa, hồi tết Ất Sửu (1985), mồng 1 tết ở VN là ngày 21/1/1985. Trong khi Trung Hoa mãi đến ngày 20/2/1985 họ mới ăn tết. Âm lịch ta đi TRƯỚC âm lịch Tàu đến 1 tháng trời!

Đây không đi vào chi li cách tính "lịch ta", "lịch Tàu". Quí bạn chỉ cần biết, qua hai đơn cử dẫn trên, "lịch ta" vẫn có những lúc dị biệt so với "lịch Tàu" đó đa! 

&3&

Nhắc lại: "Năm Âm lịch" (Lunar year) có nhiều bộ lịch khác nhau (như lịch Do Thái chẳng hạn). Vậy nên những ai đánh đồng "Năm Âm lịch" (Lunar year) <=>"Năm theo lịch Tàu" (Chinese year), tắt một lời, là nói lấy được, nói theo kiểu "cả vú lấp miệng em", và nói ... sai bét!

"CHINESE YEAR", đến đây, nên hiểu là gì rứa?

3.1) Bộ âm lịch mà người Tàu đang dùng hiện nay là lịch Sùng Trinh lấy theo tên hoàng đế nhà Minh là Sùng Trinh (崇禎) ban hành vào gần cuối thế kỷ 17 (năm 1644). 

Nhân vật được nhắc đến trong việc ra đời bộ lịch Sùng Trinh là vị đại quan Từ Quang Khải (徐光啓, 1562 –1633). Ông là một tín hữu theo đạo Công giáo, nhận phép Thanh tẩy (baptism) từ vị giáo sĩ người Ý Matteo Ricci. 

Đặc biệt, công trạng soạn bộ Âm lịch "Sùng Trinh" không thể hoàn thành nếu không dựa trên thành quả nghiên cứu, san định lịch pháp của một nhà thiên văn học tên là: Thang Nhược Vọng. Ồ, một người Tàu nào rứa? 

Không phải Tàu gì hết, đó là một người Đức, Adam Schall von Bell (1591-1666), là một vị giáo sĩ dòng Tên đồng thời là một nhà thiên văn học lỗi lạc! Chữ Hán không thể ghi chèn chữ Latin vào trong văn bản, mà họ chuyển ngữ, ghi như ri: 湯若望 "Thang Nhược Vọng". 

Ta nói, nếu ai ba chớp ba nháng đọc thấy tên ghi bằng chữ Hán, "Thang Nhược Vọng", ắt tưởng đó là một người Tàu soạn lịch. Tưởng vậy là tưởng bở rồi đa! (mời đọc bài "Bộ âm lịch đang dùng là do giáo sĩ dòng Tên san định", đường link cuối stt này: *).

Tình trạng "tưởng bở" từng xảy ra không ít khi đọc thư tịch chữ Hán của những thế kỷ xa lắc xa lơ, thấy những người ghi tên bằng chữ Hán, đâu dè đó là cách phiên dịch / chuyển ngữ mà gốc gác là người ngoại quốc... 

3.2) Trước khi có bộ âm lịch khả dụng nhứt, là "Sùng Trinh lịch", tại Trung Hoa từng sử dụng bộ "Thụ thời lịch" (授时曆) ban hành dưới đời nhà Nguyên (Mông Cổ), vào thế kỷ 14. 

Thời bây giờ, Đế quốc Mông Cổ trải rộng bao trùm lãnh thổ Trung Hoa, kéo dài qua Trung Á lẫn Tây Á. Văn minh Hồi giáo, đặc biệt là nền khoa học của Ba Tư (Persia, nay gọi là Iran) với nhiều nhà toán học, thiên văn học được vua Mông Cổ trọng dụng. 

Sử sách ghi: người chịu trách nhiệm san định Thụ thời lịch, là Quách Thủ Kính (郭守敬, 1231-1316). Công trình của ông sẽ thất bại nếu không nhờ vào nền tảng "ngoại nhập" từ ngành thiên văn học và sự hợp sức của các nhà khoa học người Ba Tư. 

3.3) Đây nói xa hơn nữa, trước đời nhà Nguyên những 1.500 năm, tức vào đời nhà Hán thế kỷ 1BC. Bấy giờ dùng bộ "Thái sơ lịch" (太初曆), mà người san định được ghi là "Lạc Hạ Hoành" (洛夏 橫, 156BC - 87BC), sống ở Lãng Trung (閬 中市) thuộc Tứ Xuyên (四川).

Quan điểm thiên văn của ông là Trái Đất hình tròn, hoàn toàn KHÁC với quan điểm tại Trung Hoa lúc bấy giờ là Trái Đất phẳng dẹt, bầu trời tròn! 

Quan điểm thiên văn của ông là quan điểm từ vùng Trung Á, bên ngoài Hoa lục. Thành phố Lãng Trung có nhiều người từ Trung Á vào sinh sống. 

Thêm nữa, họ "Lạc Hạ" của ông không phải là họ của Hán tộc. Thành thử có suy đoán cho rằng "Lạc Hạ Hoành" là cách phiên dịch họ tên thật của ông sang chữ Hán - ông là người Trung Á? cũng có thể là người Ấn Độ chăng?

&4&

Thấy gì? 

4.1) Có không ít người bị "nếp hằn" quán tính, một mực cho rằng âm lịch là do người Tàu, âm lịch là của người Tàu. 

Ô, quí bạn chú ý, Trái đất với Mặt Trặng - đây là hai thiên thể khách quan, đâu thuộc ... "độc quyền sở hữu" của tộc người nào! 

"Đo đạc" chu kỳ / tương quan Trái Đất và Mặt Trăng ra sao, là tùy vào mỗi tộc người mà có "âm lịch" khác nhau (xin nhắc lại, có âm lịch Do Thái, có âm lịch Ả Rập.v.v...). 

4.2) Lại có người cứ nhứt nhứt cho rằng đời nhà Thương, nghĩa là cách đây hơn 3.500 năm, xa thăm thẳm, người Tàu đã soạn ra bộ âm lịch (chớ không phải nhờ "ngoại nhập"). Ngay cả như vậy đi nữa, bộ âm lịch từ đời nhà Thương đã "đứt bóng" từ khuya, KHÔNG còn giá trị sử dụng; vì độ chính xác kém so với những bộ "Thái sơ lịch", "Thụ thời lịch", "Sùng Trinh lịch"...

4.3) Lịch pháp (phép tính toán soạn ra lịch) không bất động vĩnh viễn, mà luôn có sự SAN ĐỊNH (删定, nghĩa là "sửa lại cho đúng"). Vậy, bộ âm lịch "Sùng Trinh" mà người Hoa sử dụng gần 400 năm qua, và vẫn tiếp tục dùng hiện nay, từ đâu? 

Là bộ lịch ĐƯỢC SAN ĐỊNH NHỜ VÀO CÁC GIÁO SĨ NGƯỜI ĐỨC (Dòng Tên). 

THAY LỜI KẾT 

1/ DƯƠNG LỊCH phổ dụng nhứt hiện nay, trên thế giới, là: bộ lịch GREGORIUS. Bộ lịch được đức Giáo tông Gregorius XIII (người đứng đầu Giáo hội Công giáo toàn cầu) ban hành vào năm 1582. 

Người san định là khoa học gia Christopher Clavius, đồng thời là một vị tu sĩ Dòng Tên. 

2/ ÂM LỊCH mà người Trung Hoa đang sử dụng (và người VN cũng sử dụng, "đại đồng tiểu dị") là: bộ lịch Sùng Trinh, ban hành vào năm 1644.

Người san định là nhà thiên văn người Đức Adam Schall, đồng thời là một vị tu sĩ Dòng Tên. 

=> Ta nói, sự thực có sao hãy ghi đúng vậy, người ơi!

----------------------------------------------------------------

GHI CHÚ "GIẢI ẢO" THÊM về ÂM LỊCH (Lunar calendar):

Âm lịch chia 2 dạng thức:

* Âm lịch thuần túy (chỉ dùng tương quan vị trí Mặt trăng và Trái đất), đây là trường hợp bộ lịch Hồi giáo (lịch Hijri);

* Âm dương lịch (lunisolar calendar): 

Như lịch Hindu. Và có thể kể đến các bộ lịch sử dụng tại Trung Hoa, Do Thái... còn được gọi là "Nông lịch" (agricultural calendar), áp dụng cho các mùa trong nghề nông. 

Trong bài, đã cho thấy "Lunar calendar" (Âm lịch) KHÔNG đồng nghĩa với Chinese calendar (lịch Tàu). Bèn có cách giải thích là "lịch Tàu" thuộc về âm dương lịch, là "Nông lịch", mà Nông lịch thì đồng nhứt với cách gọi "Chinese calendar" (!)

Ồ, xếp vào Nông lịch, nào đâu phải "độc quyền" của Tàu, mà còn có phát kiến của lịch Do Thái nữa đó đa...

-----------------------------------------------------------

(*): Đọc bài "Bộ âm lịch đang dùng là do giáo sĩ dòng Tên san định": 
Bộ Âm lịch đang dùng, là do các giáo sĩ Dòng Tên san định (tapsanmucdong.net)


Mt Nguyen Chuong

Cột trái (hình trên): Adam Schall, người san định ÂM LỊCH (hiện nay vẫn đang sử dụng tại Trung Hoa, Việt Nam...). 

(hình dưới): Âm lịch Do Thái;



(hình dưới cùng): Các nhà thiên văn người Ba Tư có ảnh hưởng lớn tại Trung Hoa, dưới thời nhà Nguyên.




Mt Nguyen Chuong


Did you mean Mt Nguyễn Chương

Đăng nhận xét

0 Nhận xét