Banner cột chính

Sống đẹp lòng Chúa

Những đóng góp của Công giáo trong việc bảo tồn các đặc sắc văn hóa bản địa

 Nhiều người chống báng Công giáo luôn miệng lên tiếng chụp mũ “Công giáo là công cụ thực dân văn hoá nhằm xoá bỏ các nền văn hoá bản địa”. Tuy nhiên, bất cứ ai am hiểu nghệ thuật Công giáo, đều sẽ thấy ngược lại. Lướt nhanh một vòng với chủ đề “Chúa Giáng Sinh” ở khắp nơi, cũng đã thấy điều đó. Còn hơn thế, nó cho thấy: Sự Phúc Âm hoá đời sống, bao giờ cũng có nghĩa là Nhân bản hoá đời sống...

Ngay ở Việt Nam, cho đến nay, cũng dễ thấy, chính nhà thờ Công giáo, đã đóng góp rất lớn trong việc bảo tồn các đặc sắc văn hoá bản địa...


NÊN BIẾT...!

Về chuyện các hoạ sĩ “ta” thời Đông Dương, như Lê Văn Đệ (1906-1966), Lê Phổ (1907-2001), Nguyễn Gia Trí (1908-1993)... vẽ Chúa như vẽ “người mình” nhiều người, đã dán cho họ cái nhãn vì “tình yêu đất nước” v.v... Thực tế, đó cũng không phải do chủ trương “hoà nhập văn hoá” của Vatican, mà là do ảnh hưởng từ Pháp.

Thời kỳ này, là thời kỳ các hoạ sĩ phương Tây, một số chạy sang Đức túm tụm quanh trường phái Bauhaus say sưa với chủ nghĩa hình thức, chủ nghĩa công năng và nghệ thuật trừu tượng..., còn một số khác, lại chạy sang Pháp, túm tụm quanh khu Montmartre và Montparnasse ở Paris say sưa với chủ nghĩa nhân văn, chủ nghĩa thực chứng và trừu xuất các tượng trưng mới bằng cách “tiếp thu”, “giao thoa”, “hoà nhập” các giá trị nghệ thuật Đông-Tây-Kim-Cổ.

Chính trong khoảng thời gian này, Picasso (1881-1973) say sưa với điêu khắc dân gian Phi Châu và tranh kiếng Gothic mà lòi ra Lập Thể, Matisse (1869-1954) mê mẩn với tiểu hoạ và thảm trang trí khu vực Ba Tư mà lòi ra Dã Thú, Modigliani (1884-1920) đắm đuối với nghệ thuật Ai Cập và nghệ thuật điêu khắc Campuchia mà đẻ ra hàng loạt chân dung và những cô nàng cổ dài mắt không tròng..., còn Foujita (1886-1968) thì nghêu ngao “bắt hồn” các em gái phương Tây trong những bức tranh có hình thức và thần thái Nhật Bản trước sự ngưỡng mộ của những người nhạy cảm như Picasso, Matisse, Modigliani v.v... 

Đây thực sự là sản phẩm của quá trình “giải trung tâm”, “giải thực dân” nơi chính người phương Tây...

Cái gọi là “thẩm mỹ dân tộc hiện đại” mà rất nhiều người Việt Nam bây giờ tự hào, đừng quên, cũng được những người phương Tây như Joseph Inguimberty (1896-1971) khai phá và khích lệ phát huy đó-sự khai phá gắn liền với ảnh hưởng của chủ nghĩa Ấn tượng và chủ nghĩa Tượng trưng...

Người Việt Nam bây giờ, hay có cái kiểu nhắm mắt nhắm mũi tự hào sảng...!

















Nguyên Hưng

(Trích từ sổ tay nghệ thuật Công giáo-2014)



Đăng nhận xét

0 Nhận xét