“ĐỨC MẸ ĐỒNG TRINH VÀ CHÚA HÀI ĐỒNG” CỦA NGƯỜI MAORI Ở NEW ZEALAND.
“Đức Mẹ Đồng Trinh và Chúa Hài Đồng”, đã được người Maori ở New Zealand “bản địa hoá” theo cách của mình.
Bức tượng gỗ thứ nhất, được Pataromu Tamatea ở Te Arawa thực hiện vào khoảng năm 1845, bảy năm sau khi nhà thờ Công giáo đầu tiên được xây dựng ở New Zealand.
Mặt Đức Trinh Nữ có hình xăm. Bởi, theo người Maori, đó là dấu hiệu của đẳng cấp, cho biết, Đức Trinh Nữ như một “ariki tapairu”-con gái đầu lòng trong một gia đình có địa vị cao của người Maori, là một “công chúa” hay “nữ hoàng” cao quý...
Bức tượng này, hiện đang được lưu giữ tại Bảo tàng New Zealand. Bức tượng được giới thiệu một cách đặc biệt nhân cuộc viếng thăm của Đức Giáo hoàng John Paul II đến New Zealand, năm 1986.
Bức tượng gỗ thứ hai, không rõ tác giả, được thực hiện vào khoảng năm 1890. Và bức tượng này, hiện đang được lưu giữ tại Bảo tàng Auckland. Ở bức tượng này, Đức Trinh Nữ đang đứng trên một cái đầu tượng trưng cho đàn ông. Trong văn hoá của người Maori, đây là một lời nhắc nhở rằng “đàn ông do phụ nữ sinh ra”
Theo suy nghĩ của người Maori, nghệ sĩ là phương tiện được Chúa sử dụng để thể hiện tài năng của họ. Nếu tác phẩm nghệ thuật thành công, sự can thiệp của siêu nhiên được cho là sẽ xảy ra và những phẩm chất thiêng liêng sẽ hiện hữu…
(Trích từ sổ tay nghệ thuật Công giáo-2016)
0 Nhận xét