Banner cột chính

Sống đẹp lòng Chúa

Ba nhà bác học say mê chuỗi Mân Côi


BA NHÀ BÁC HỌC SAY MÊ CHUỖI MÂN CÔI

Tin, bài liên quan:
1. Trên tuyến xe lửa đi Paris, có một sinh viên trẻ ngồi cạnh một cụ già. Chỉ ít phút sau khi đoàn tàu chuyển bánh, cụ rút trong túi áo ra một cỗ tràng hạt và chìm đắm trong cầunguyện. Người sinh viên quan sát cụ già với vẻ bực bội. Sau một hồi lâu,xem chừng không thể nào chịu nổi, anh ta mạnh dạn lên tiếng :

- Thưa Ông, Ông còn vẫn tin vào những chuyện nhảm nhí thế à ?".

Cụ già thản nhiên trả lời :

- Đúng vậy, tôi vẫn tin. Còn cậu, cậu không tin sao?

Người thanh niên xấc xược trả lời :

- Lúc nhỏ tôi có tin, nhưng bây giờ làm sao tôi có thể tin vào những chuyện nhảm nhí ấy được, bởi vì khoa học đã mở mắt cho tôi. Ông cứ tin tôi đi và hãy học hỏi những khám phámới của khoa học, rồi ông sẽ thấy rằng những gì ông tin từ trước đến nay đều là những chuyện nhảm nhí hết.

Cụ già nhỏ nhẹ hỏi người sinh viên :

- Cậu vừa nói về những khám phá mới của khoa học, liệu cậu có thể giúp tôi hiểu được chúng không ?

Người sinh viên nhanh nhẩu trả lời : 

- Ông cứ cho tôi địa chỉ, tôi sẽ gởi sách vở đến cho Ông, rồi ông sẽ say mê đi vào thế giới phong phú của khoa học cho mà xem.

Cụ già từ từ rút trong túi ra một tấm danh thiếp và trao cho người sinh viên. Đọc qua tấm danh thiếp, người sinh viên bỗng xấu hổ đến tái mặt và lặng lẽ rời sang toa khác. Bởi vì trên tấm danh thiếp ấy có ghi :"Louis Pasteur, viện nghiên cứu khoa học Paris".

(Louis Pasteur, nhà bác học người Pháp sống thế kỷ 19, cha đẻ của lý thuyết lên men, vi khuẩn và vaccin trừ bệnh chó dại. Khi Ông mất, chính phủ Pháp tổ chức quốc tang và trên đường linh cữu ông đi qua, từng đám người quì xuống chan hoà nước mắt. Trong lịch sử, ít có nhà bác học nào mà nhân loại tỏ lòng biết ơn sâu sắc như thế. Vậy mà nhà bác học vĩ đại này đã say mê tràng hạt mân côi.)


2. Người ta kể rằng trên một chuyến tàu lửa từ Paris về Lộ Đức, một sinh viên hỏi cụ già ngồi bên cạnh đang lần hạt rằng : 

- Thưa cụ, chắc cụ biết ông Pascal chứ ? 

- Có, ông này thì tôi biết, biết rõ là đàng khác.

- Đã đến thời duy lý của Pascal rồi mà cụ còn lần hạt nữa sao ?

- Thế cậu đã gặp Pascal lần nào chưa ? 

- Dạ, thưa cụ chưa ạ. 

- Thế thì tôi là Pascal,người đang nói chuyện với cậu đây.

(Blaise Pascal là khoa học gia, đồng thời là triết gia người Pháp thế kỷ 17).


3. Còn Bác học André-Marie Ampère, nhà vật lý người Pháp thế kỷ 18-19, người đã sáng lập ra môn điện từ học, ngồi trong nhà thờ, miệng lâm râm lần hạt trước sự ngỡ ngàng của bao nhiêu người. Ông là người đã phát minh ra cách tính cường độ của dòng điện gọi là ampère . Chính nhà văn Ozanam, người đã thấy Ampère lần hạt và ông ngượng nghịu quỳ xuống bắt chước, sau này đã thường nói với mọi người: "Tràng hạt của ông Ampère đã ảnh hưởng mạnh vào đời tôi hơn tất cả những cuốn sách đạo và bài giảng."

Đã qua rồi cái nhìn về thời thượng cổ, lúc mà sự sợ sệt được coi là nguyên nhân của tôn giáo. Những phương thuật hồi đầu có thể là huyền hoặc mê tín, sau lại dần dần đưa tới thiên văn học, hoá học, y học...và biến thành khoa học. Các nhà bác học xưa nhìn thấy vũ trụ đầy những thần linh, để người thời nay nối bước, dõi theo khoa học, đi tới việc thờ phượng một Chúa Tể vũ trụ muôn loài. Tôn giáo không phản khoa học, ngược lại còn dẫn đến khoa học. Trong quá khứ dĩ nhiên có những trì trệ, lầm lỗi, nhưng đâu phải chỉ do tôn giáo.Văn minh tuỳ thuộc cuộc sống và con người, aichẳng có lúc sai lầm, chậm chạp; Cuộc sống nào đâu mãi thuận buồm xuôi gió? Thái độ và niềm tin của những nhà bác học hữu thần chân chính thật làm cho chúng ta xúc động, cảm suy.

Hải Hà sưu tầm

Đăng nhận xét

0 Nhận xét