Banner cột chính

Sống đẹp lòng Chúa

Hai bức tranh về Đức Maria dễ bị nhầm lẫn



RẤT HAY BỊ NHẦM...


Đây là hai bức tranh, vẽ hai chủ đề khác nhau về Đức Mẹ, rất nổi tiếng của Bartolomé Esteban Murillo (1617-1682): một bức là "Đức Mẹ hồn xác lên trời", một bức là "Đức Mẹ vô nhiễm nguyên tội".

Rất nhiều người, trong đó có không ít người trong hàng giáo sĩ, đã nhầm lẫn không phân biệt được sự khác nhau giữa hai tác phẩm. Có vẻ, cả hai bức tranh đều thể hiện cùng chủ đề “Đức Mẹ hồn xác lên trời”! Chúng có vẻ giống nhau quá!

Để phân biệt, xin lưu ý vài chi tiết:

Thứ nhất, hình ảnh Đức Mẹ trong tranh “Đức Mẹ hồn xác lên trời”, thường có dáng dấp như vươn lên đón nhận hồng ân từ Thiên Chúa, còn trong tranh “Đức Mẹ Vô nhiễm Nguyên tội”, Người như thu mình lại trong dáng dấp một trinh nữ khiêm cung



Thứ hai, trong tranh chủ đề “Đức Mẹ Vô nhiễm Nguyên tội”, dưới chân Đức Mẹ, bao giờ cũng có hình ảnh một vầng trăng khuyết. Đây là hình ảnh nhằm minh họa lời trong sách “Khải huyền” của Thánh Gioan: “Rồi có một điềm lớn xuất hiện trên trời: một người phụ nữ mình khoác áo mặt trời, chân đạp mặt trăng và đầu đội triều thiên 12 ngôi sao." (Kh 12, 1)


*

Theo các nhà Chú giải học (Hermeneutics):

- “Áo mặt trời”: được bao bọc bởi Thiên Chúa (Thiên Chúa là ánh sáng).
- “Chân đạp mặt trăng”: “mặt trăng”, trong văn hóa Tây phương là biểu tượng cho người nữ (Tiếng Latinh phân biệt mặt trăng “Luna” giống cái; mặt trời “Sol” giống đực. Tiếng Pháp cũng có phân biệt tương tự: mặt trăng “la Lune”, giống cái; mặt trời “le Soleil“, giống đực.). Như vậy “Chân đạp mặt trăng” có ý nghĩa của một sự vượt qua, sự đứng bên trên thân phận người nữ bình thường (vốn mắc tội Tổ tông)…
- “Đầu đội triều thiên 12 sao”: Đức Mẹ được tôn vinh bởi Giáo hội (“đội triều thiên”: sự tôn vinh; “số 12” tượng trưng cho Giáo hội).


Đăng nhận xét

0 Nhận xét