Banner cột chính

Sống đẹp lòng Chúa

Văn Mô Tả

Sưu tầm: Ánh Sao Đêm
PHẦN THỨ BA
CÁC LOẠI VĂN

ĐOẠN THỨ II
VĂN MÔ TẢ

TIẾT THỨ NHẤT
NÓI CHUNG VỀ VĂN MÔ TẢ
87. Văn mô tả cần thiết và quan trọng. Muốn kể cho ai những điều mình đã thấy, đã làm hay đã cảm nghĩ, ta đều phải mô tả.
Văn kể chuyện một phần gồm bởi những đoạn tả liên tục. Ngay đến văn luận thuyết hay thư từ cũng phải chen vào rất nhiều đoạn miêu tả.
Vì thế, có thể nói rằng tả là cội nguồn của nghệ thuật viết văn. Chính cũng vì thế mà phải học văn tả trước hết.
88. Mục đích và tính chất văn mô tả.
Văn mô tả nhằm mục đích khiến cho người đọc tưởng tượng ra những điều mà ta nói đến, như khi họ được xem tận mắt bắt tận tay.
Nói kiểu khác, tả là vẽ bằng ngôn từ những cái mà họa sĩ phô diễn bằng nét và màu. Nghệ thuật mô tả có khi còn thần hiệu hơn cả nghề hội họa nữa, là vì nó thu nhập được và trình bày nổi cả đến tiếng động, vận chuyển hương vị và nhất là tư tưởng cảm tình thầm kín thiêng liêng…
89. Phân loại mô tả. Tùy theo đối tượng của nó, người ta chia văn tả làm nhiều thứ: tả cảnh, tả vật, tả người, tả sự việc…
Tất cả các thứ văn tả đều phải theo ít nhiều định luật chung. Sau đây, chúng tôi sẽ trình bày những nguyên tắc căn bản của việc mô tả nghiên cứu dưới hai phương diện nội dung và hình thức.

Những ví dụ và bài mẫu kèm theo sẽ giúp học sinh tự tìm ra các quy tắc riêng cho mỗi thứ văn tả, những quy tắc mà chúng tôi không muốn khảo sát chi li để tránh sự dài dòng.
90. BÀI MẪU  
PHÚT LÂM CHUNG
Image result for hình lúc lâm chung
Phần mở
“Không được, Em nghĩ như vậy thì lầm to. Khi thầy lâm chung, thầy trối trăn những gì em còn nhớ không?”
Câu hỏi của chị như gợi sự đau đớn ở trong lòng Huy, như vẽ ra trước mắt Huy một bức tranh bi thảm.
Phần thân

I)  Hình dung cụ Tú Lãm. Và quang cảnh gian phòng hấp hối
Hồi đó về cuối thu. Cụ Tú Lãm nằm trên giường bệnh, người gầy xọp chỉ còn nắm xương da bọc. Nhất là bộ mặt hốc hác, mắt sâu hoắc, má lõm hẳn xuống, chẳng khác gì một cái đầu lâu.
Đêm khuya, gió lạnh vù vù thổi qua khe cửa bức màn. Ngọn đèn dầu hỏa chiếu sáng rung rinh lờ mờ vào những câu đối sơn đen, sơn đỏ treo ở cột, ở tường. Sau bức màn the trắng, bài vị bà Tú đặt trên cái ngai sơn son thiếp vàng. Trên bàn thờ bộ thất sự bằng đồng trông ẩn lộ như trong tấm hình chụp không được rõ.
II)  Thái độ của Mai và Huy
Cạnh chiếc hỏa lò, than xoan đỏ ối, lách tách nổ liên phanh, Mai quỳ bên giường, hai tay nắm bàn tay khô khan của cha già, như cố giữ người ốm lại không cho rời sang thế giới bên kia. Còn Huy thì ngồi ở cái ghế gỗ bưng mặt khóc, thỉnh thoảng lại gọi:
-         Chị ơi, thầy có việc gì không, chị?
Mai cũng nức nở khóc không trả lời.
III)   Cụ Tú trối trăn và tắt thở
Cụ Tú hơi thở chỉ còn thoi thóp, dùng hết sức thừa nắm chặt tay con.
Mai biết rằng cụ muốn dặn một lời cuối cùng, liền ghé gần lại hỏi:
-         Thưa thầy, thầy dạy con điều gì?
Huy cũng làm theo chị, đứng dậy cúi đầu gần sát mặt người từ trần để nhận những lời giáo huấn tối hậu. Cụ Tú động môi thì thầm:
-       Lẽ tất nhiên, ai cũng phải chết. Các con không nên buồn. lúc nào cũng phải vui thì mới đủ can đảm, đủ nghị lực mà sống ở đời. Hai con nên theo gương Thầy. Thầy vui đến giờ cuối cùng. Thầy hy vọng rằng thế nào các con cũng làm vẻ vang cho thầy, cho linh hồn thầy ở nơi chín suối. Thầy hy vọng rằng thế nào em Huy cũng học thành tài và trở nên người hữu dụng cho xã hội. Thầy mất đi chẳng còn của cải gì để lại cho hai con. Thầy chỉ có ba gia bảo này ông cha để lại cho thầy, nay thầy lại truyền cho các con mà thôi. Là giữ lòng vui, giữ linh hồn trong sạch, và đem hết nghị lực ra làm việc.
Sức cụ Tú chỉ còn đến thế. Nói hết mấy câu tâm phúc, cụ thiêm thiếp dần dần.
Bên ngoài gió vẫn thổi vù vù hột mưa lốp đốp rơi trên mái ngói. Văng vẳng ở xóm xa tiếng chó sủa đêm…
Kết thúc
Trong khoảng mấy giây đồng hồ, cái mẫu đời dĩ vãng chạy qua trí nhớ Huy như bức tranh in thoáng trên tấm kính ảnh.
                                                                                  KHÁI HƯNG (Nửa chừng xuân)
Đoạn văn trích Nửa chừng xuân vừa đọc qua khiến ta tưởng tượng ra một sự việc thân ái, nghiêm trọng và não nùng.
Căn cứ vào những đoạn miêu tả mẫu do những ngòi bút tài tình, ta có thể rút ra ít nhiều nguyên tắc cốt yếu cho lối văn này.

Xin các bạn chờ đọc
TIẾT THỨ II
NỘI DUNG BÀI MÔ TẢ

Đăng nhận xét

0 Nhận xét