Sưu tầm. Ánh Sao Đêm
PHẦN THỨ
BA
CÁC LOẠI
VĂN
ĐOẠN THỨ
I
KHÁI
QUÁT VỀ CÁC THỂ VĂN VÀ LOẠI VĂN
TIẾT THỨ
HAI
CÁC LOẠI
VĂN
81.Phân biệt văn xuôi và văn vần,
đó là khởi điểm các nhà nghiên cứu Âu Mỹ hiện nay căn cứ vào để chia các loại
văn.
Theo họ, thuộc về thể văn vần có
hai loại:
Anh hùng ca,
Kịch (từ bi kịch, hài kịch cổ điển
Hy Lạp cho tới phim ảnh và kịch truyền thanh của chúng ta ngày nay).
Thi ca giáo huấn (nhất là ca dao
và ngụ ngôn)
Thi ca trử tình (lãng mạn cũng
như trào phúng…)
Thể văn xuôi gồm có hai loại:
Văn xuôi giáo huấn (nhất là các lối
nghị luận, phê bình và báo chí)
Thư từ giấy má,
Văn diễn thuyết
Văn lịch sử
Văn tiểu thuyết.
82…
83. Với mục đích thiết thực,
trong phần II của cuốn Nghệ Thuật Viết Văn này, chúng tôi chỉ xin trình bày ít
nhiều nguyên tắc cốt yếu có thể giúp học sinh làm các bài văn thường gặp trong
bậc trung học, tức là các loại:
Văn mô tả,
Văn kể chuyện,
Văn luận thuyết,
Văn phê bình,
Văn thư từ,
Trước khi học về mỗi loại văn kể
trên, có lẽ cần phải đính chính một hai hiểu lầm thường gặp về văn vần và văn
xuôi đã.
TIẾT THỨ
BA
ĐÍNH
CHÍNH MẤY HIỂU LẦM
VỀ CÁC
THỂ VĂN
84. cổ Kim Đông Tây đều công nhận
văn chương chia làm hai thể chính: Văn xuôi và văn vần.
Nhưng cần phải nhắc lại cho các học
sinh rằng văn vần chưa hẳn đã là thơ. Văn vần của những người “thợ thơ” tuy
cũng có đối, có niêm luật, tiết điệu mà không thành thơ, vì thiếu ý thơ và hồn
thơ!
Trái lại nhiều nhà văn xuôi đã viết
nên những án văn chương chứa chan thi vị như Cicero trong văn học La Mã,
Chateaubriand hoặc Bosuet trong văn học Pháp hay Thạch Lam và Thanh Tịnh trong
văn học Việt Nam.
85. Một điều thứ hai nên nhận xét
là đặc tính của văn vần có lễ cốt ở tiết điệu hơn là ở âm vận. Thực tế, trong
văn học tây phương ta thấy có lối văn không vần…
86. trong khi học về nghệ thuật
viết văn cũng như trong khi tập viết văn, học sinh đừng nên vội thiên hẳn về một
thể văn vần hay văn xuôi. Tuy nhiên, ta có thể nói được rằng: muốn học được nhiều
kỹ thuật tài tình, muốn thấm nhuần nhiều ảnh hưởng về nghệ thuật viết văn, cần
chú ý đến thi ca nhiều hơn. Là vì, các tác phẩm thi ca dồi dào súc tích hơn. Đồng
thời, muốn luyện tập ngòi bút cho mền dẻo, cứng cáp, muốn mài dũa tinh thần cho
sáng suốt phân minh không gì bằng tập viếc văn xuôi: không bị gò bó trong những
luật lệ về âm thanh và tiết điệu, ta có thể chú ý nhiều hơn và khoa học hơn vào
việc bố cục và phô diễn.
0 Nhận xét