Banner top

Banner cột chính

Sống đẹp lòng Chúa

Cách viết truyện ngắn

Chuyển ngữ: Thắng Chu
Bài viết được tổng hợp từ: songdaoonline và tienve

(Lời nói riêng: Đây thật sư là bài viết rất có ích trong việc viết truyện ngắn. Những ai viết truyện mà không đọc bài này thì quả là điều đáng tiếc vô cùng lớn).
1. Đọc thật nhiều truyện ngắn. Không gì giúp bạn ‘học’ cách viết truyện ngắn hay cho bằng đọc nhiều truyện ngắn hay. Ghi chú văn phong và cách họ tận dụng dùng ít chữ. Hãy chọn những tác giả bạn thích, và cũng nên chọn một số ‘cổ điển.’ Chú ý cách tác giả phát triển nhân vật, viết đối thoại, và cấu tạo cốt truyện.
2. Thu thập ý cho câu truyện. Ngẫu hứng có thể bùng lên bất cứ lúc nào, vì thế mang sổ tay theo bạn bất cứ nơi nào bạn đi để có thể viết những ý truyện chợt đến.
3. Chọn một ý và bắt đầu nền tảng cho truyện ngắn. Ít nhất, một câu truyện nên có phần khai triển (câu chuyện dẫn đến điểm cao nhất), diễn tiến tăng dần (các biến cố dẫn đến điểm ngoặc), một tuyệt đỉnh (điểm xoay trong truyện mang đến xung đột giữa những nhân vật hoặc trong bản thân nhân vật), diễn tiến lắng dần (truyện của bạn bắt đầu kết thúc), và một giải pháp (một kết thúc thoả mãn cho câu chuyện qua đó xung đột chính được giải quyết - hoặc không được). Hãy di chuyển tới lui từ ý tưởng ban đầu (nó có thể là hoặc không là phần đầu câu chuyện), và hỏi “Điều gì xảy ra kế tiếp?” hoặc “Điều gì trước điều này?”
4. Phải biết các nhân vật của bạn. Để câu truyện đáng tin, các nhân vật phải đáng tin, và những hành động của họ nên nói rõ họ là ai. Nói cách khác, bạn nên hiểu rõ các nhân vật của bạn, từ những động cơ chính của họ là gì cho đến thức ăn khoái khẩu của họ. Bạn không bỏ tất cả những chi tiết này vào truyện, nhưng bạn càng biết, các nhân vật càng trở nên sống động, cả cho bạn lẫn độc giả. Đôi khi hữu ích khi chỉ cần lắng nghe những mẫu đàm thoại không quan trọng giữa các nhân vật trong đầu bạn, mặc dù chúng không có trong câu truyện. Nếu bạn thấy dễ, hãy viết một bảng liệt kê, mang tên nhân vật, và viết tất cả thuộc tính bạn nghĩ ra được, từ chỗ đứng của họ trong ban nhạc cho đến màu sắc họ ưa thích. Viết tất cả ra.
5. Giới hạn chiều dài câu truyện. Một tiểu thuyết có thể diễn ra hàng triệu năm và bao gồm rất nhiều tình tiết phụ, rất nhiều địa điểm, và một đoàn quân các vai phụ. Những biến cố chính trong truyện ngắn chỉ nên xảy ra trong một thời điểm ngắn (những ngày hoặc ngay cả phút giây), và bạn thật không thể khai triển hiệu quả quá một ct truyện, hai hoặc ba nhân vật chính, và một bối cảnh. Nếu câu truyện bạn rộng quá, nó phải là một tiểu thuyết.
6. Quyết định xem ai kể chuyện. Có ba điểm chính từ đó kể ra một câu truyện: ngôi thứ nhất (“Tôi”), ngôi thứ hai (“bạn”), và ngôi thứ ba (“anh ấy” hoặc “chị ấy”). Trong truyện ngôi thứ nhất, một nhân vật kể chuyện; trong truyện ngôi thứ hai thì độc giả là nhân vật trong truyện; và trong ngôi thứ ba, một người kể truyện là ngoại cuộc. (Truyện ngôi thứ hai rất hiếm được dùng.) Nhớ rằng những người kể truyện ngôi thứ nhất chỉ có thể kể những gì họ biết (tức là giới hạn vào những gì họ thấy trước hết hoặc được người khác kể lại), trong khi đó những người kể truyện ngôi thứ ba có thể biết mọi thứ và khai thác những suy nghĩ của mỗi nhân vật, hoặc bị giới hạn chỉ bởi điều có thể quan sát được.
7. Bắt đầu viết. Tùy vào thể nào bạn phát thảo cốt truyện và nhân vật, tiến trình viết thực ra chỉ đơn giản là chọn đúng từ. Tuy nhiên, nhìn chung, viết thật là gian khổ. Bạn có thể không biết các nhân vật và cốt truyện của bạn như là bạn nghĩ, nhưng điều này không quan trọng gì. Dàn bài không phải cứ giống như câu truyện, và thực ra, viết truyện là cách duy nhất để hoàn thành câu truyện.
8. Mở đầu sinh động. Trang đầu tiên---có người thì nói là câu đầu tiên---của bất kỳ bài viết nào cũng nên bắt lấy sự chú ý của độc giả và khiến họ muốn đọc nữa. Mở đầu nhanh gọn rất quan trọng trong truyện ngắn vì bạn không có nhiều chỗ để kể chuyện của bạn. Đừng la cà giới thiệu dài dòng về những nhân vật hoặc những diễn tả không quan trọng về bối cảnh: hãy vào ngay cốt truyện, và tiết lộ chi tiết về các nhân vật và bối cảnh từng mảnh một khi bạn tiếp tục kể.
9. Tiếp tục viết. Chắc chắn bạn phải đụng mô đất trên đường để hoàn thành câu truyện của bạn. Tuy thế, bạn phải khắc phục chúng. Giành riêng thời giờ viết mỗi từng ngày, và đặt mục đích thực hiện, chẳng hạn, một trang mỗi ngày. Cho dù bạn chấm dứt bằng cách vứt đi những gì bạn viết ngày đó, bạn cũng đã viết và suy nghĩ về câu truyện đó rồi, và điều này sẽ giúp bạn tiến tới về lâu về dài.
10. Hãy để câu truyện ‘tự viết.’ Khi bạn viết truyện của bạn, có lẽ bạn muốn thay đổi cốt truyện theo hướng khác so với bạn đã hoạch định, hoặc bạn có lẽ muốn thay đổi điểm chính hoặc vứt bỏ một nhân vật. Hãy lắng nghe các nhân vật của bạn nếu họ nói với bạn một điều gì đó khác đi, và đừng sợ viết nháp kế hoạch của bạn lại nếu bạn có thể làm câu truyện hay hơn khi bạn tiếp tục.
11. Xem lại và sửa chữa. Khi viết xong, hãy xem lại xuyên suốt câu truyện và sữa chữa những lỗi kỹ thuật, cũng như lỗi lý luận. Nói chung, phải biết chắc câu truyện trôi chảy và các nhân vật và vấn đề của họ được trình bày ra và giải quyết một cách thích đáng. Nếu bạn có thời giờ, quên đi câu truyện đã hoàn thành đó trong vòng vài ngày hoặc vài tuần trước khi sửa chữa. Tách bạn khỏi câu truyện như vậy sẽ giúp bạn thấy được nó rõ hơn khi bạn cầm nó lên lại.
12. Hỏi ý kiến. Gửi truyện đã được sửa chữa của bạn cho một số bạn thân hoặc họ hàng để họ xem lại, sửa chữa, và đưa ý kiến.
                                                                                                             Write-a-Short-Story
                                                                                                             Nguồn: wikihow.com

Đăng nhận xét

0 Nhận xét