
Chọn quan điểm câu chuyện. Bạn có thể viết như thể bạn là một trong những
nhân vật (ngôi thứ nhất), hoặc như người kể chuyện khách quan để trình bày tư
tưởng và sự quan sát của một nhân vật (giới hạn trong ngôi thứ ba), hoặc như
người kể chuyện khách quan để trình bày tư tưởng và sự quan sát của nhiều nhân
vật (ngôi thứ ba toàn tri). Quan điểm của
ngôi thứ nhất sẽ đề cập đến nhân vật chính là “Tôi” thay vì “anh” hoặc “chị” ấy.

Tạo vai chính, hoặc nhân vật chính. Nhân vật này được khai triển nhiều nhất và
thường thì đáng mến nhất trong câu chuyện của bạn.

Tạo một vấn đề, hoặc xung đột, cho vai chính. Xung đột trong chuyện nên có một trong năm dạng
căn bản: người xung đột người, người xung đột chính bản thân, người xung đột
thiên nhiên, người xung đột xã hội, người xung đột Chúa Trời hoặc định mệnh. Nếu bạn chọn người xung đột người, hãy tạo nhân
vật phản diện để phục vụ như người mà vai chính phải đối đầu.

Lập những nhân vật và bối cảnh đáng tin, với những mô tả và đối thoại
sinh động, để tạo một câu chuyện mà độc giả sẽ quan tâm đến.

Dựng mối căng thẳng trong câu
chuyện bằng cách cho vai chính nhiều lần cố gắng nhưng thất bại khi giải quyết
hoặc khắc phục một nan đề. (Bạn có thể bỏ
bước này trong những chuyện ngắn hơn.)

Tạo khủng hoảng, dùng như cơ hội
cuối cùng cho vai chính để giải quyết vấn đề của anh/chị ấy.

Giải quyết căng thẳng bằng cách cho vai chính thành công nhờ vào trí thông
minh, sức kiến tạo, can đảm hoặc đức tính tích cực của anh/chị ấy. Điểm này thường được dùng như tuyệt đỉnh của
câu chuyện.

Nới rộng phần giải quyết này, nếu bạn muốn, bằng cách phản ánh ảnh hưởng
của câu chuyện và tính quan trọng của nó đối với các nhân vật trong chuyện hoặc
xã hội.
http://www.ehow.com/how_3337_write-short-story.html
0 Nhận xét