Banner top

Banner cột chính

Sống đẹp lòng Chúa

Văn Mô Tả

Sưu tầm: Ánh Sao Đêm

TIẾT THỨ II
NỘI DUNG BÀI MÔ TẢ
NGUYÊN TẮC THỨ NHẤT: TẢ LÀ VẼ
91. Văn tả hay giúp người đọc hình dung ra được thực tế.
Dù tả người, vật hay cảnh, dù tả những cái hữu hình hay thiêng liêng, ta hãy tưởng chừng như ta phải tiếp chuyện một người thông minh nhưng dốt nát. Họ chưa từng biết những cái mà ta tả, nhưng rất có thể tưởng tượng ra được nếu ta khéo làm cho họ thấy.
Muốn thế, chính ta đã phải quan sát cái mà ta định tả, quan sát một cách tỉ mỉ và tế nhị. Với con mắt tinh, Xuân Diệu đã “chụp” được những run rẩy của đôi chim non nớt rung rinh trên cành cây thu gầy:
“Cành biết run run chân ý nhi”
NGUYÊN TẮC THỨ HAI: ĐỦ NHƯNG GỌN
92. Bài tả phải đủ nhưng gọn gàng.
Muốn cho bài tả khỏi thiếu sót, cần ghi nhận tất cả các chi tiết, từ cảm giác đến cảm tưởng mà thực tế phản chiếu vào trí não tâm hồn ta. Để tránh sự mơ hồ, ta hãy phân tích.
91.1. Các cảm giác theo thứ tự:
- Hình dung
- Vận chuyển
- Màu sắc
- tính chất
- Hương
- Vị
91.2. Các nhận xét theo phương diện:
- Diện mạo
- Phục sức
- Điệu bộ
- Đức tốt
- Tật hư
- Thói quen
- Đặc tính
Nhưng tránh vỏ dưa gặp vỏ dừa, lắm học sinh vì muốn đầy đủ mà kéo bài tả thành dài dòng. Họ không biết bỏ bớt các chi tiết rườm rà và đem các chi tiết tương tự hoặc trái ngược đối chiếu với nhau.
Nước trong xanh lơ lững con cá vàng.
Cây ngô cành bích con chim phượng hoàng nó đậu cao.
Anh tiếc cho em phận gái má đào
Thâm đồng bạc trắng gánh mình vào chú tây đen.
Sợi tơ hồng ai khéo xe duyên?
Treo tranh tố nữ đứng bên anh tượng đồng
Chị em ơi, ba bảy đường chồng!
Trong bài hát nói trên, Tản Đà đã gạt bỏ tất cả các chi tiếc vô ích, chỉ chọn lấy các ý tưởng và từ ngữ rực rỡ, nhiều màu sắc. Thi sĩ khéo ví von người con gái lấy được chồng ưa duyên đẹp lứa như con cá vàng vùng vẫy nơi bể nước xanh, như con chim phượng hoàng vắt vẻo trên cành cây ngô đồng cao chót vót. Thi sĩ lại khéo chơi chữ để làm nổi bật cái mâu thuẫn ở đời: Má đào bạc trắng tây đen!
Phương pháp đối chiếu này cốt ở chỗ so sánh vật phải tả với các vật tương tự hay là so sách những phương diện khác nhau của cùng một sự vật.
Image result for hình cây viết
NGUYÊN TẮC THỨ BA: TẢ CHÂN VÀ LÝ TƯỞNG HÓA
93. Bài tả phải cụ thể vì dựa vào thực tế, nhưng cũng phải đặc sắc vì được lý tưởng hóa.
Như đã nói, ta cần phải quan sát thiên nhiên, từ nội giới tâm linh đến nội giới cảnh vật, mới có được một ngọn bút mô tả có sức khơi gợi. Có bắt nguồn trong thực tế, có thai nghén trong kinh nghiệm, văn tả của ta mới cụ thể và linh hoạt. Những nhà văn tả chân đạt tới mục đích đó, phải kể đến các tác giả phóng sự Tam Lang, Trọng Lang…
Nhưng có người quá vụ cụ thể hữu hình đến nỗi bài tả thành một bài vạn vật học hay là một đơn thuốc. Ông Đoàn Văn Cừ, chẳng hạn, tả vật hữu hình một cách rất tỉ mỉ, rõ ràng, đượm màu sắc và đầy linh động, nhưng nhiều đoạn tả của ông như xác không hồn. Bài tả hay, sau những đường vẽ và màu tô…, phải phản phất ít nhiều hương vị linh thiêng.
Muốn cho bài tả có hồn, ta phải hướng nó về một mục đích. Chủ đích ấy có khi là một lý tưởng mà ta muốn tán dương hay bài bác, có khi là một cảm tình vui, buồn hay kỳ thú, mênh mang. Chẳng hạn như bài thơ Tiếng thu của Lưu Trọng Lư:
Em nghe chăng mùa thu
Dưới trăng mờ thổn thức?
Em nghe chăng rạo rực
Hình ảnh kẻ chinh phu
Trong lòng người cô phụ?

Em nghe chăng rừng thu,
Lá thu kêu xào xạc,
Con nai vàng ngơ ngác
Đạp trên lá vàng khô.
Bài này ý nhị vì tác giả đã phổ vào đó một hương vị sầu tư mơ hồ và huyền bí. Bài này hay hơn nữa vì nó mang dấu cá tính của người viết. Lối quan sát loáng thoáng và cách xúc cảm tinh vi của thi sĩ, tất cả những phương pháp vận dụng ngũ quan và tâm trí riêng biệt của một khách giang hồ lãng mạn và lơ đễnh!
Tắt một lời, tả chân không đủ, còn phải lý tưởng hóa nữa.
Image result for hình cây viết
NGUYÊN TẮC THỨ TƯ: BỐ CỤC CHẶT CHẼ
94. Tùy theo đối tượng của bài và tùy theo cảm hứng của người viết, bài viết sẽ được bố cục theo một khung khổ thích hợp.
Dàn bài phải tương đương với thứ tự và quan hệ của các điều quan sát. Không thể phác họa một khung khổ nhất định cho tất cả mọi thứ và mọi bài văn tả được.
Đại lược ta có thể dựa vào mấy khung bài kiểu mẫu sau đây.
A.    Riêng cho cảnh vật bất động
MỞ: Nhìn bao quát cả bức ảnh
THÂN: Xếp đặt các chi tiết
(theo thứ tự không gian: trên dưới trong ngoài; tả hữu; gần xa)
KẾT: Cô đọng lại ý tưởng hay cảm tình mà bức ảnh ấy gợi ra và đã man mác trong toàn thể thân bài.
B.     Riêng cho các sự việc
MỞ: Vắn tắt dàn cảnh sân khấu trên đó sự việc sẽ xảy ra.
THÂN: Xếp đặt các việc (theo thứ tự thời gian: trước, sau; tương lai, quá khứ; điềm báo, kết cục; nguyên nhân, hậu quả).
KẾT: Đúc kết lại chủ đích của tác giả: chân lý tiềm tàng trong các biến chuyển thực tế.
C.    Riêng các phong cảnh động hay tĩnh nhưng bao la.
MỞ: Nêu tổng quát và phát họa trường hợp quan sát
THÂN: Xếp đặt các phần đoạn (thứ tự giá trị: càng đi càng quan trọng hay ngược lại, tùy theo hậu quả mà ta muốn thực hiện).
KẾT: Giải thích việc đã xảy ra hay gợi lại cảm tưởng do cảnh tượng xui nên.
D.    Tả hình dung một người hay một con vật.
MỞ: Trường hợp đã gặp một người hay vật mình tả.
THÂN:
1.      Hình dáng toàn thể
2.      Thân hình từ đầu đến chân
3.      Vận động, dáng điệu, cử chỉ, ngôn ngữ.
4.      Cách phục sực
5.      Các đặc điểm
KẾT: Thiện cảm hay ác cảm mà người ấy hoặc vật ấy gây ra ở chung quanh.
E.     Tả tính nết một người hay một con vật.
MỞ: Trường hợp khiến mình chú ý đến người hay vật ấy.
THÂN:
1.      Tính nết chung
2.      Đặc điểm
3.      Ngôn ngữ và hành vi bộc lộ tính tình tư tưởng của người hay vật ấy
4.      Một vài gian đoạn
KẾT: Hình dung diện mạo phù hợp hay là mâu thuẩn với tính tình tư tưởng của người hay vật ấy.
F.     Tả toàn thể nhân vật.

MỞ: Dịp đã khiến mình lưu ý đến nhân vật ấy, hay là hoàn cảnh trong đó nhân vật ấy sống.
THÂN:
1.      Tên, tuổi, tầm vóc, diện mạo, dáng điệu, hành vi và cử chỉ.
2.      Ngôn ngữ, thói quen, giáo dục, tư tưởng, tính tình.
3.      Ít nhiều cái rởm, một vài cá tính hay dăm ba giai thoại kỳ thú.
KẾT: Một chủ trương, một tính hạnh hay là một nết xấu tiêu biểu mà nhân vật ấy có thể coi như là hiện thân.

Đăng nhận xét

0 Nhận xét